Cấu trúc Csárdás_(Monti)

  • Nguyên bản tác phẩm

Nguyên bản tác phẩm do Vittorio Monti sáng tác cho vĩ cầm độc tấu (violin solo) có phần đệm của dương cầm, sau đó cũng có bản cho đàn măng-đô-lin.[2][3] Sau đó tác phẩm được các nhạc sĩ và nghệ sĩ chuyển thể cho rất nhiều loại nhạc cụ khác và cho cả dàn nhạc có biên chế giao hưởng.

  • Phân đoạn nguyên bản

Nếu không kể các nhịp dạo đầu của dương cầm và một nhịp lấy đà, thì bản nhạc gồm 132 nhịp (bars), kéo dài khoảng 4 phút đến 4 phút rưỡi (tùy nghệ sĩ biểu diễn). Phần đầu ở nhịp 4/4 (C) sau chuyển sang nhịp 2/4 rồi ngược lại, phần đầu ở giọng Rê thứ sau chuyển sang Rê trưởng rồi ngược lại và kết thúc ở nhịp 2/4 giọng Rê trưởng.

Có thể chia tác phẩm thành bốn phần, gồm tất cả bảy đoạn.

I) Phần đầu ở giọng Rê thứ (D minor), gồm 2 đoạn với số chỉ nhịp C (4/4).

  1. Đoạn 1 là một mô-tip (Mô típ bốn nhịp (từ nhịp lấy đà - nhịp số 0 đến nhịp số 4 ở hình 2 sau đây) nhắc lại một lần (đến nhịp số 8), diễn ra với tốc độ chậm, tiết tấu dãn khá tự do (Andante - Largo), âm sắc trầm, giai điệu ngân nga, nhẹ nhàng, du dương như lời thủ thỉ của ai đó (hình 2: nhịp 0 - 8).
  2. Đoạn 2 có 8 nhịp (đánh số từ 9 – 16 trong hình 2), gồm một mô-tip khác được lặp lại 1 lần, tốc độ không đổi, nhưng giai điệu vút cao, nghe cởi mở. Cả đoạn này được lặp lại một lần (hình 2: nhịp 9 - 16).

II) Phần hai vẫn ở giọng Rê thứ, nhưng chuyển hẳn sang nhịp 2/4, diễn ra với tốc độ nhanh và hoạt hơn hẳn (Allegro vivo) gồm 2 đoạn.

  1. Đoạn 3 khác hẳn phần I trên ở tốc độ và âm sắc: chuyển sang nhịp 2/4, đồng thời tốc độ chuyển sang chơi rất nhanh, sinh động (allegretto vivace), âm sắc cao, tiếng đàn sắc (do dùng kĩ thuật staccato) gây cảm xúc vui vẻ, hoạt náo hơn hẳn. Đoạn này gồm 16 nhịp (hình 2: nhịp 17 - 32) được lặp lại 1 lần.
  2. Đoạn 4 cũng gồm 16 nhịp được lặp lại 1 lần, mô-tip có tiết tấu tương tự như đoạn 3, nhưng giai điệu khác, nhấn mạnh hơn cảm xúc vui vẻ, hoạt náo, sống động cho người nghe, như mô tả động tác quay vòng của nữ trong điệu nhảy này.
Hình 2: 32 nhịp đầu ở Trăc-đat của Môn-ti.

III) Phần III gồm một đoạn (đoạn 5) giai điệu chuyển sang giọng rê trưởng (D major), tốc độ chậm hẳn lại (molto meno) nhưng cường độ mạnh hẳn lên, tiếng đàn dõng dạc, gồm 16 nhịp nhưng chỉ có 1 mô-tip, nghe khoáng đạt, sảng khoái. Cuối phần này (meno, quasi lento) vẫn mô-tip đó nhưng chậm hơn nữa, tiếng đàn cao vút và nhẹ nhàng như tiếng hứa hện của ai đó văng vẳng từ xa vọng về.

IV) Phần cuối gồm hai đoạn

  1. Đoạn 6 chuyển về rê thứ, theo mô-tip của đoạn 3 và 4, nhưng giai điệu khác. Tốc độ nhanh dần đến tối đa, khắc sâu vào tâm trí người nghe cảm xúc hoạt náo, sống động.
  2. Đoạn 7 chuyển sang Rê trưởng (D major), bớt nhanh (allegretto), cường độ mạnh, âm sắc rõ, nhắc lại một lần, kết thúc ở Rê trưởng, cho cảm giác hoành tráng.

Không thể kết luận rằng tác phẩm này mô tả cụ thể những cái gì, tất cả ai nghe bản nhạc này đều phải có cảm xúc thế nào, nhưng nói chung thì người nghe bị cuốn hút theo giai điệu và tiết tấu cùng âm sắc... Khi bản nhạc kết thúc thì người nghe thấy vui vẻ, phấn chấn.

Có thể nghe tác phẩm này ở dạng như nguyên bản do nghệ sĩ vĩ cầm Hàn Quốc 신지아 (Zia Hyunsu Shin) biểu diễn ở địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=No7NeEaVls4

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Csárdás_(Monti) http://el-atril.com/partituras/miscelanea/Vittorio... http://kreusch-sheet-music.net/noten/KSM_VittorioM... http://www.yurimedianik.ru/en/videos/violin/csarda... http://Zia%20Hyunsu%20Shin https://www.allmusic.com/composition/mc0002449358 https://www.youtube.com/watch?v=4XBC56a8QZ4 https://www.youtube.com/watch?v=BF9uQI-SRv4 https://www.youtube.com/watch?v=F3vpqnWaY6A https://www.youtube.com/watch?v=No7NeEaVls4 https://www.youtube.com/watch?v=Op7GsUAiRnM